logo-thien-duc.png

Banner4.jpg

Chào mừng bạn đến với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Thiên Đức. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Lịch khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 20 giờ ; Thứ 7, chủ nhật: cả ngày

VIÊM GAN VI RÚT

Bệnh danh: Thuộc vào phạm trù "Đau sườn", "Hoàng đản", "Cấp hoàng", "Ôn hoàng " của Y học cổ truyền.

2.2. Biện chứng luận trị:

2.2.1. Thể Thấp nhiệt ứ kết:

* Chứng trạng: Mặt mắt và da của toàn thân phát vàng, bụng chướng đầy khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, miệng đắng, sốt, tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, mạch huyền hoạt sác. Phần nhiều thấy ở viêm gan loại Hoàng đản cấp tính.

* Pháp điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt

* Bài thuốc: Nhân trần cao thang gia giảm (Thương hàn luận)

-    Nhân trần cao    60g    -    Điền cơ hoàng    30g  

-    Sơn chi    12g    -    Bản lam căn    30g   

-    Sinh đại hoàng    09g    -    Bán hạ    09g  

-    Kim tiền thảo    30g    -    Trần bì    06g     

* Ý nghĩa bài thuốc:

-    Nhân trần cao: Thanh lợi thấp nhiệt, lượng dùng có thể cao tới 90g

-    Kim tiền thảo: Lợi mật thanh nhiệt, lượng dùng thường 30 - 60g

Hai thuốc cùng dùng, lại gộp với các thuốc hòa vị như Bán hạ, Trần bì, vừa có công hiệu chữa Hoàng đản, lại không làm vị hư.

-    Sơn chi, Đại hoàng: Thanh nhiệt tả hạ

-    Điền cơ hoàng, Bản lam căn thanh nhiệt giải độc trừ Hoàng đản, nếu nhiệt thiên thịnh, có thể thêm Hoàng liên, Hoàng cầm, Lô căn tươi; Nếu thấp nhiệt thiên nặng, có thể thêm Thương truật, Trư linh, Hoạt thạch, Xa tiền tử... khiến cho tà của thấp theo tiểu tiện mà ra ngoài.

2.2.2. Thể Can uất khí trệ:

* Chứng trạng: Ngực sườn chướng đau và bụng chướng đầy, ợ hơi nóng luôn, ăn kém vô lực, sốt miệng khát, đi ngoài bí kết, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc nhớt, mạch huyền sác. Phần nhiều thấy ở viêm gan loại cấp tính không có Hoàng đản.

* Pháp điều trị: Sơ can lý khí, thanh nhiệt

* Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán gia giảm (Cảnh Nhạc toàn thư)

-    Sài hồ    09g    -    Hương phụ    09g

-    Chỉ thực    09g    -    Xuyên khung    06g

-    Hậu phác    06g    -    Bạch thược    12g     

-    Cam thảo    06g    -    Trần bì    06g      

-    Điền cơ hoàng    30g   

* Ý nghĩa bài thuốc:

Trong bài thuốc "Sài hồ sơ can giải uất", "Bạch thược dưỡng huyết nhu can", hai thuốc phối hợp ứng dụng, một mặt có thể dưỡng can huyết, bổ can âm, dùng nó để bổ can và huyết ở can, can khí được sơ thông, can huyết được bổ thì khí huyết điều hòa, mới có thể phát huy càng tốt hơn công dụng sơ tiết của can, là một nhóm thuốc chủ yếu trong bài thuốc; Chỉ thực, Trần bì, Hương phụ lý khí tiêu trướng, Xuyên khung hoạt huyết, Hậu phác trừ thấp, Điền cơ hoàng thanh nhiệt hoạt huyết giải độc, các thuốc phối hợp khiến cho can uất được giải, can huyết được bổ, can nhiệt được thanh, thì các triệu chứng tự khỏi.

2.2.3. Thể tỳ hư thấp trệ :

* Chứng trạng :  Sắc mặt vàng xanh, chân tay cơ thể mệt mỏi, sườn bụng chướng đầy không thoải mái hoặc ngâm ngẩm đau, ăn kém phân nát, rêu lưỡi nhớt, chất lưỡi nhạt, mạch nhu hoãn. Phần nhiều thấy ở viêm gan mãn tính hoặc viêm gan hoạt động.

* Pháp điều trị : Kiện tỳ hóa thấp.

* Bài thuốc :Hương sa lục quân tử thang gia giảm (Thời phương ca quát).

-    Đẳng sâm    09g    -    Bạch truật    09g     

-    Phục linh    12g    -    Bán hạ    09g      

-    Trần bì    06g    -    Mộc hương    06g      

-    Sa nhân    03g (Cho vào sau )          

-    Hoài sơn dược    12g              

-    Cốc mạch nha    Mỗi thứ 15g              

-    Sinh, Thục, Mễ Nhân mỗi thứ 12g         

*Ý nghĩa bài thuốc :

Trong bài thuốc :Đẳng sâm đại bổ nguyên khí, kiện tỳ dưỡng vị, là thuốc chủ yếu; Tỳ thích táo, ghét thấp, Tỳ hư kém vận hóa, thường dễ sinh thấp, do vậy lấy Bạch truật kiện tỳ ích khí, táo thấp. Hoàng Cung Tú nói :"Phục linh nhập tứ quân, làm tá cho Sâm, Truật để thảm thấp của Tỳ" . Trương Bình Thành cũng nói : "Thảm thấp trọc của Phế Tỳ lưu thông xuống, sau đó kết hợp tác dụng của Sâm, Truật càng làm tăng tác dụng";Bán hạ, Trần bì hóa vị lấy khí hóa thấp, Mộc hương, Sa nhân hành khí tỉnh Tỳ; sơn dược, Cốc Mạch nha, Sinh thục, Mễ Nhân kiện tỳ hòa vị hóa thấp. Bài thuốc này chữa trị bệnh can, có ý :"Thấy bệnh của can, do can khắc tỳ, nên trước hết kiện Tỳ".

2.2.4.Thể khí trệ huyết ứ :

* Chứng trạng : Sắc mặt sạm, hạ sườn chướng đau hoặc nhói đau, hoặc có cục tích, ngực bụng bí chướng, phần cổ, phần cánh tay có thể thấy các sao mao mạch, ô mô cái của lòng bàn tay đỏ, mũi, chân răng chảy máu, lưỡi đỏ sạm, mạch tế sáp, Phần nhiều thấy ở viêm gan hoạt động mãn tính và cơ thể của người viêm gan dạng tiến triển.

* Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc

* Bài thuốc: Hóa ứ thang gia giảm

-    Đương quy    12g    -    Đan sâm    12g      

-    Uất kim    10g    -    Đào nhân    09g      

-    Hồng hoa    09g    -    Sơn giáp phiến    09g      

-    Thanh bì    06g    -    Xích thược    09g      

-    Mẫu lệ    30g (sắc trước)     

* Ý nghĩa bài thuốc:

Tà của thấp nhiệt nhập vào trong, can mất đi tính chất điều thông, bệnh lâu ngày ảnh hưởng tới huyết, can lạc ứ trệ, chữa nên hành khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc. Trong bài thuốc Đương quy, Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Sơn giáp đều là các thuốc hoạt huyết hóa ứ thông lạc nhưng "Khí lưu thông thì huyết lưu thông", "Khí trệ thì huyết ứ", còn cần dùng thêm Thanh bì, Uất kim, để lý khí hóa ứ, Mẫu lệ nhuyễn kiên tán kết.

2.2.5. Thể Can thận âm hư:

* Chứng trạng:  Sườn đau tức lâm râm, đầu váng tai ù, mắt kèm nhèm, tâm phiền mất ngủ, miêng khô môi ráo, lưng mỏi gối mềm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế sác. Phần nhiều thấy ở viêm gan hoạt động mãn tính.

* Pháp điều trị:

* Bài thuốc: Nhất quân tiễn gia giảm (Liễu châu y thoại)

-    Sinh địa    15g    -    Kỷ tử    09g      

-    Đương quy    09g    -    Bắc sa sâm    12g      

-    Mạch đông    12g    -    Bạch thược    12g      

-    Xuyên luyện tử    09g             

* Ý nghĩa bài thuốc:

Bài thuốc này lấy mối quan hệ chế hóa của tạng phủ làm cơ sở xác lập biện pháp điều trị và cấu trúc bài thuốc. vị trí của bệnh chứng này ở Can, chủ yếu là Can Thận âm hư, Can tàng huyết, Thận tàng tinh, Can Thận cùng nguồn gốc, Thận là mẹ của Can, hư thì bổ mẹ, , tư thủy thì có thể làm dưỡng mộc, để làm mềm mại tính hoành nghịch của Can mộc, do vậy lấy Sinh địa, Kỷ tử là thuốc chủ yếu tư dưỡng âm huyết của Can Thận, làm cho huyết được sung túc, thì Can mộc nhu hòa; Phế chịu trách nhiệm về khí của toàn thân, phế khí đẩy đủ thì có thể không điều thủy đạo, các tạng đều được tăng thêm khí huyết để dưỡng Kim chế ước được Mộc. Vị thổ vốn chịu Mộc khắc, làm cho thổ vượng thì không bị sự lan át của mộc, do vậy lấy Bắc sa sâm, Mạch đông thanh phế ích vị; Đương qui nhập can, là thuốc khí trong huyết, bổ huyết hoạt huyết; Xuyên luyện tử sơ can giải uất, điều thông khí cơ, bài thuốc này áp dụng đồng thời dùng 3 phương pháp tư thủy dưỡng mộc, thanh kim chế mộc, bồi thổ ức mộc, tập trung lực lượng để giải quyết quan hệ tương khắc chủ yếu, trong nhiều loại thuốc dưỡng âm thêm một ít thuốc sơ can lợi khí, trong bổ có sơ thông, khiến bổ mà không trệ.

2.2.6. Nhiệt độc hỏa thịnh:

*Chứng trạng: Khởi phát bệnh bán cấp, đột nhiên sốt nhẹ, Hoàng đản ngày càng sẫm thêm, sắc vàng đậm, sườn đau bụng đầy, tinh thần không tỉnh táo, nói mê, hoặc thấy đổ máu câm, đi ngoài ra máu, hoặc da xuất hiện ban ứ, chất lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền hoạt sác. Phần nhiều thấy ở viêm gan nặng.

* Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, thanh dinh khai khiếu

* Bài thuốc: Tê giác tán gia giảm ("Bị cấp thiên kim yếu phương")

-    Tê giác    03g (mài chiêu uống)      

-    Hoàng liên    03g    -    Thăng ma    09g      

-    Sơn chi    09g    -    Nhân trần    30g (bọc sắc)      

-    Sinh đại hoàng    06g    -    Sinh địa tươi    30g      

-    Đan bì    09g    -    Xích thược    09g      

-    Sinh cam thảo    09g           

* Ý nghĩa bài thuốc:

Tê giác, Sinh địa, Đan bì, Xích thược tức là Tê giác địa hoàng thang, chuyên được đặt ra chữa tà của ôn nhiệt thiêu đốt ở huyết phận, như Diệp Thiên Sỹ nói: "Nhập huyết rất sợ hao huyết động huyết, cần ngay lương huyết tán huyết". nhân trần, Sơn chi, Đại hoàng tức là Nhân trần thanh cao thang, thanh nhiệt lợi thấp, trong đó Đại hoàng đắng lạnh, để tả nhiệt ở vị đại trường để thông phủ khí, khiên cho thấp nhiệt đi ra theo đại tiện, khi nhiệt độc hỏa thịnh, bất kể có xuất hiện bí đại tiện hay không, đều có thể kịp thời vận dụng Sinh Đại hoàng, trên lâm sàng thấy rõ, trong viêm gan chứng bệnh nặng dùng sơm Đại hoàng, có thể giảm thấp tỷ lệ tỷ vong, đồng thời thêm Hoàng liên, Thăng ma, Cam thảo...để tăng cường lực thanh nhiệt giải độc. Nếu chứng bệnh thấy hôn mê nói sảng, có thể uống thêm An cung Ngưu hoàng hoàn hoặc Chí bảo đan, để thanh nhiệt khai khiếu, cũng có thể tiếp nhỏ giọt vào tĩnh mạch Tỉnh não tĩnh hoặc Thanh Khai linh.


2.2.7. Thể thấp nhiệt ứ trệ:

* Chứng trang:  Mặt mắt đều vàng , lâu ngày không giảm, khoang bụng chướng đầy hoặc đau, sắc mặt sạm, nấc ợ hơi, miệng khô, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng nhơt, mạch huyền tế. Phần nhiều thấy ở viêm gan tắc mật.

* Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hóa ứ thông lạc

* Bài thuốc: Nhân trần thanh cao thang ("Thương hàn luận") gộp với Đào hồng tứ vật thang ("Y tông kim giám") gia giảm.

-    Nhân trần    30g (bọc sắc)    -    Sơn chi    09g      

-    Đại hoàng    09g    -    Đào nhân    09g      

-    Hồng hoa    09g    -    Đương quy    09g      

-    Xích thược    09g    -    Đan sâm    15g      

-    Sinh địa    15g    -    Xuyên khung    06g      

-    Phục linh    15g    -    Mộc thông    03g     

* Ý nghĩa bài thuốc:

Nhân trần cao thang thanh nhiệt lợi thấp, thêm vào Phục linh, Mộc thông để tăng cường sức thanh lợi, dẫn thấp nhiệt ra theo tiểu tiện. Đào hồng tứ vật thang phá huyết trục ứ, gộp cùng dùng với Đại hoàng, chữa ứ và nhiệt kết hợp với nhau, công dụng tiết nhiệt hạ ứ. Cần phân biệt triệu chứng lâm sàng thật vững, bụng chướng đầy, sắc mặt sạm, là đặc trung chỉ định dùng phương pháp tiết nhiệt hóa ứ.

2.2.8. Thể thận âm suy hư:

* Chứng trạng: Sườn sau lâm dâm, âm ỉ kéo dài, mặt nặng, hoặc sạm đen, lưng gối mỏi mềm, sợ rét, chân tay lạnh, hoặc di tinh, đới hạ, giai đoạn của viêm gan hoạt động mãn tính, hoặc các ca bệnh có kháng nguyên bề mặt dương tính  của viêm gan vi rút loại b.

* Pháp điều trị: Ôn dưỡng thận âm

* Bài thuốc: Nhị tiên thang gia giảm

+ Trường hợp kháng nguyên bề mặt của vi rut viêm gan B dương tính, Amino - transferase tăng cao.

-    Đẳng sâm    09g    -    Tiên mao    09g      

-    Tiên linh tỳ    09g    -    Tiểu kiếm thảo    15g      

-    Bình địa mộc    30g    -    Xuyên liên    03g      

-    Hồ hoàng liên    03g    -    Thương truật    09g      

-    Khổ sâm    09g    -    Hổ trượng    15g     

+ Trường hợp kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B dương tính Amino - transferase bình thường: 

-    Đẳng sâm    09g    -    Tiên linh tỳ    09g      

-    Thỏ ty tử    09g    -    Bình địa mộc    30g      

-    Tiểu kiếm diệp    15g    -    Xuyên liên    03g      

-    Thương truật    09g    -    Xuyên thạch hộc    03g      

-    Sinh địa    15g             

* Ý nghĩa bài thuốc:

Đảng sâm bổ trung ích khí; Tiên mao, Tiên linh tỳ, Thỏ ty tử ôn thận trợ dương, bệnh can chữa thận là căn cứ vào lý luận can thận cùng cội nguồn. Bình địa mộc hoạt huyết khu ứ, lợi tiểu giải độc; Tiểu kiếm thảo lương huyết chỉ huyết, Khổ sâm, Xuyên liên, Hồ hoàng liên thanh nhiệt táo thấp; Hổ trượng hoạt huyết, lợi thấp trừ Hoàng đản; Thương truật táo thấp; Thạch hộc, Sinh địa dưỡng âm; Khi dùng thuốc cụ thể nên làm ôn thận mà không khô ráo, nhuận mà không trệ, ngọt mà không đầy chướng.
Tóm lại: Chữa trị đối với viêm gan vi rút, vừa phải xem xét phía tà thực, lại không thể quên đi bổ trợ thể tạng chính khí cơ thể suy hư, chứng bệnh cấp nên dùng pháp công gấp, thuốc có tác dụng mạnh, bệnh lâu mạn tính nên bình tĩnh lựa chọn pháp điều trị, cần quan tâm cả bản lẫn tiêu.

2.2.9. Bài thuốc khác:

- Thủy bồn thảo hãm nước sôi, mỗi lần 10g, ngày 3 lần

- Đan chì can thái hãm nước sôi uống, mỗi lần 1 gói, mỗi ngày 2 -3 lần.

2.3. Phòng bệnh:

Viêm gan cấp tính hoặc giai đoạn hoạt động của viêm gan mãn tính sau khi phát bệnh, nên cách ly chừng 30 ngày, người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi ăn uống nên thanh đạm là thích hợp.

Có thể chọn dùng các vị thuốc phòng ngừa:

Nhân trần 30g; Sơn chỉ 10g; Cam thảo 03g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 ngày.
Hoặc: Bồ công anh 30g; Cam thảo 06g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 ngày

Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận cặn bã từ tiểu tràng (ruột non) xuống, đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Những chất cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống đã được đại tràng hấp thu một phần nước trong đó. Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng; ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết. Táo kết lâu ngày dẫn đến chứng nhiệt kết bàng lưu (phân tròn, rắn, có chất nhầy bao quanh).

Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận cặn bã từ tiểu tràng (ruột non) xuống, đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Những chất cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống đã được đại tràng hấp thu một phần nước trong đó. Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng; ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết. Táo kết lâu ngày dẫn đến chứng nhiệt kết bàng lưu (phân tròn, rắn, có chất nhầy bao quanh).

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN Thiên đức

Địa chỉ: Phòng 316 - CT36 TOWER  , 326 đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913 079 073

Email:bsphananbvvncb@gmail.com

Thiết kế website: VGROUP