logo-thien-duc.png

Banner4.jpg

Chào mừng bạn đến với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Thiên Đức. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Lịch khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 20 giờ ; Thứ 7, chủ nhật: cả ngày

CÔNG NGHỆ SẮC THUỐC, ĐÓNG TÚI

Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Thiên Đức có dịch vụ sắc thuốc, đóng túi tự động theo công nghệ hiện đại nhất của Hàn Quốc

* Thuốc được sắc, ép theo một quy trình khép kín, liên hoàn, đảm bảo chất lượng tốt nhất, chiết xuất tối ưu các chất có trong dược liệu, không bị bay hơi, mất khí vị của thuốc và đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn dược phẩm.

* Thuốc sắc theo công nghệ này thơm ngon hơn, chất lượng hơn rất nhiều so với sắc bằng phương pháp thông thường - phát huy tối đa tác dụng điều trị của thuốc.

                

                   Máy sắc thuốc                                                                                  

 Thuốc sắc, đóng túi

 * Thuốc được đóng gói trong môi trường vô khuẩn và nhiệt độ sôi, với bao bì đặc biệt, nên có thể bảo quản thuốc trong thời gian dài 3 tháng = 90 ngày mà vẫn đảm bảo giữ nguyên chất lượng thuốc.

* Chi phí rẻ hơn nhiều so với sắc thuốc theo cách thông thường bằng ga và điện.

* Tiết kiệm thời gian sắc thuốc.

* Thuốc được chia liều rất tiện lợi cho sử dụng. Mỗi túi dung tích 120 - 130 ml. Mỗi lần quý vị uống 01 túi, ngày 2-3 lần. Quý vị có thể mang túi thuốc nhỏ bé theo người, khi dùng chỉ cần cắt chéo túi thuốc và uống.

 CÁCH SẮC THUỐC BẮC

Thuốc thang là một dạng thuốc được dùng nhiều nhất trong Đông y vì có hiệu quả hơn hẳn những dạng thuốc khác như cao, đơn, hoàn, tán... Dạng thuốc này đòi hỏi người sử dụng phải "nấu" các vị thuốc bằng nước trong một khoảng thời gian nhất định mới dùng được (mà ta quen gọi là "sắc"). Trong lịch sử Đông y, thuốc thang được dùng từ rất sớm. Tuy nhiên, việc sắc thuốc đòi hỏi khá nhiều thời gian, sự chú ý và cả những "bí quyết" để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn. 
Dược lý học cổ truyền đã đề ra những qui định khắt khe trong việc sắc thuốc thang. Trên thực tế, ngày nay các qui định này xem ra không còn được tuân thủ chặt chẽ lắm. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản vẫn không thay đổi.

1. Siêu sắc thuốc: 
Tốt nhất vẫn là dùng siêu bằng đất. Siêu đất hiện nay được làm từ hỗn hợp đất sét, cao-lanh..., nung ở nhiệt độ khoảng 1.0000C. Thành phần chính là các muối silicat có độ bền hóa học cao nên gần như là một chất trơ, không ảnh hưởng đến tính vị của các vị thuốc trong quá trình sắc. Không nên dùng các loại siêu, nồi làm từ kim loại như sắt, đồng..., vì chất Tanin có trong hầu hết các dược liệu sẽ kết tủa khi gặp kim loại (tạo thành chất không tan).

2. Sắc thuốc bằng nước gì? 
Nước gì cũng được, miễn là phải sạch. Thường người ta dùng nước máy, nước giếng, nước mưa đã để lắng. Đối với các loại nước ngầm (nước giếng đóng hoặc giếng khoan), nhất thiết phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu. Không cần thiết phải dùng đến nước cất hoặc nước tinh khiết vì vừa lãng phí mà hiệu quả vẫn không thay đổi.

3. Sắc như thế nào? 
Tùy từng loại dược liệu mà có những cách sắc riêng biệt. Thông thường, nên ngâm dược liệu với nước sạch khoảng 30 phút trước khi sắc để làm mềm dược liệu, giúp hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về lượng nước để sắc, không nhất thiết lúc nào cũng "3 chén còn 1 phân", cũng không tùy tiện cho nước quá nhiều hoặc quá ít. Thường mặt nước nên ngập mặt dược liệu. Gặp những dược liệu có nhiều cành, nhánh nhỏ nên cố gắng xếp cho chúng nằm xuống dưới mặt nước.

4. Nên dùng lửa lớn hay lửa nhỏ? Sắc bao lâu thì được?
Khi bắt đầu sắc thường để lửa lớn (vũ hỏa), tuy nhiên cũng không nên lớn quá vì vừa tốn kém vừa làm nước sôi quá mau, mà một số hoạt chất trong dược liệu có bản chất là protein hoặc tinh bột khi gặp nhiệt độ cao đột ngột sẽ dễ bị đông cứng hoặc biến chất. Khi nước đã sôi thì vặn nhỏ lửa (văn hỏa), để nước sôi khoảng 10-15 phút rồi tắt lửa, để khoảng 10 phút nữa rồi chiết thuốc ra chén. Thời gian sắc cũng tùy thuộc vào công dụng của từng bài thuốc, vấn đề này nên tham khảo ý kiến thầy thuốc. Thường các loại thuốc bổ nên sắc lâu hơn các loại thuốc công. Một số loại dược liệu cần sắc lâu mới chiết được hết hoạt chất như các loại chất khoáng, vỏ trai, ốc, mai mực, xương động vật...

5. Sắc theo tính chất dược liệu:
Thường khi kê toa, người thầy thuốc giỏi sẽ chú ý ghi rõ cách sắc đối với những vị thuốc đặc biệt có trong thang thuốc để sắc cho đúng cách, bảo đảm đạt tác dụng của bài thuốc như ý muốn. Người bệnh nên hỏi kỹ thầy thuốc cách sắc những vị thuốc như vậy. Ví dụ một số vị thuốc có ghi rõ "sắc trước" (sắc trước khoảng 15 phút rồi mới cho các vị khác vào), hoặc "sắc sau" (cho vào siêu khi thang thuốc đã sắc gần xong), hoặc "gói riêng" (đối với những vị thuốc có nhiều chất bột dễ làm đục dịch thuốc hoặc các loại dược liệu có nhiều lông dễ gây ho...). Các loại thuốc có chứa tinh dầu thường sắc sau, chỉ bỏ vào siêu khi thang thuốc sắc gần xong để tránh bay hơi.
6. Sắc mấy lần thì vừa? 

Thường sắc từ 2-3 lần để chiết được hết hoạt chất. Các nước sắc được nên gộp chung lại rồi chia đều cho 2-3 lần uống trong ngày. Không nên sắc nước nào uống nước ấy vì nước sắc trước thường đậm đặc hơn nước sắc sau.

7.  Về cách uống thuốc

Uống thuốc vào thời điểm nào, liếu lượng uống bao nhiêu, uống bao nhiêu lần trong ngày... cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy khi uống thuốc bắc cần lưu ý một số điểm như sau:

Thời gian uống thuốc: 

- Chữa bệnh ở thượng tiêu (các bệnh tim, phổi,…) nên uống thuốc sau khi ăn. 

- Chữa bệnh ở trung hạ tiêu (bệnh ở gan, mật, dạ dày, bàng quang...) uống thuốc trước khi ăn. 

- Chữa bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào lúc sáng sớm chưa ăn gì. 

- Chữa bệnh ở xương tủy uống thuốc lúc ăn no vào buổi tối. 

- Uống thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ. 

- Uống thuốc để chữa các bệnh cấp tính nên uống thuốc khi cần. 

- Nếu là thuốc bổ nên uống trước khi ăn.

 - Nếu là thuốc chữa bệnh nên uống vào lúc đói. 

- Mỗi thang thuốc nên chia uống làm 3-4 lần trong 1 ngày, nếu thuốc chữa bệnh cấp tính thì uống hết trong một lần. 

- Nếu là thuốc hàn (lạnh) để chữa bệnh nhiệt nên uống lúc còn nóng.

 - Uống thuốc thấy bị đi lỏng, phân nát thì phải cho thêm ít gừng nướng, đập dập sắc chung với nước. 

- Uống thuốc thấy đi ngoài phân táo cần cho thêm vài ba đốt mía vào sắc chung hoặc cho thêm 1 thìa mật o­ng vào nước thuốc để uống. 

- Đối với người già khi uống thuốc nên dùng lượng nhỏ, chia nhiều lần để thăm dò.   

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN Thiên đức

Địa chỉ: Phòng 316 - CT36 TOWER  , 326 đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913 079 073

Email:bsphananbvvncb@gmail.com

Thiết kế website: VGROUP