logo-thien-duc.png

Banner4.jpg

Chào mừng bạn đến với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Thiên Đức. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Lịch khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 20 giờ ; Thứ 7, chủ nhật: cả ngày

5 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH KHÍ HƯ

Bệnh khí hư y học cổ truyền gọi là đái hạ. Người xưa căn cứ vào năm sắc mà chia năm loại: Xích đái, bạch đái, hoàng đái, thanh đái, hắc đái.

Khí hư có 5 thể bệnh sau:
 
1. Tỳ hư

Khí hư sắc trắng, như nước bọt, không hôi thối, lưng bụng không đầy đau, kinh nguyệt thường, da trắng bạc, tinh thần mỏi mệt, tay chân lạnh, ỉa sột sệt, nước tiểu trong và nhiều, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn nhược.

Phép chữa: Bổ tỳ ích khí

Bài thuốc: Bố chính sâm (tẩm gừng sao vàng) 40g, vỏ hạt sen (sao vàng) 20g, sa nhân (nếu không có thay bằng ngải cứu khô) 10g, vỏ quýt 12g, tỳ giải 20g, củ sả (sao) 12g, ý dĩ (sao vàng) 40g.
Cách dùng: Các vị sao chế xong, sấy khô, tán nhỏ rây mịn, huyền hồ làm viên bằng hạt ngô nhỏ. Mỗi lần uống 20g ngày 2 lần, sáng và tối.
 
2. Thấp nhiệt

Khí hư ra nhiều, có khi lẫn huyết, chất đặc dính, hơi hôi, đầu váng và nặng, mỏi mệt, khát mà không uống nước nhiều, bứt rứt ít ngủ, đại tiện thông thường, tiểu tiện đỏ sẻn, hoặc đi nhiều mà buốt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp (dịu nóng, trừ thấp)

Bài thuốc: Khiếm thực (sao vàng) 40g, ý dĩ (sao vàng) 40g, hoa mã đề 20g, hoa mào gà 20g, vỏ núc nác (sao rượu) 20g.

Cách dùng: Các vị sao chế xong, sấy khô, tán nhỏ, rây mịn, bỏ lọ, nút kín để dùng. Mỗi lần uống 20g ngày 2 lần, sáng và tối.
 
3. Đàm thấp

Người béo mập, khí hư ra nhiều, hình như đờm, đầu nặng xây xẩm, miệng nhạt, có nhớt, ngực tức bụng đầy, ăn ít đờm nhiều, thở mạnh và gấp, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt.
Phép chữa: Trừ thấp, kiện tỳ, hóa đàm.

Phép chữa: Thổ phục linh (sao vàng) 20g, vỏ quýt (bỏ màng trắng) 16g, bán hạ (chế) 16g, vỏ rụt (sao) 20g, củ gấu (sao với đồng tiện) 20g, chỉ xác 12g, gừng sống 8g.
Cách dùng: Các vị đều sao vàng, cho vào ấm đổ 600ml nước sắc còn 300ml. Mỗi lần uống 150ml, ngày 2 lần sáng và tối.
 
4. Can uất

Khí hư màu đỏ nhợt hoặc trắng, chất đặc dính, dai dẳng không dứt, hành kinh không nhất định ngày, tinh thần không thư thái, dưới sườn đầy, miệng đắng, cổ khô, mặt vàng nhuận, đại tiện thường, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi trắng vàng lẫn lộn, mạch huyền.

Phép chữa: Điều can, giải uất, thanh nhiệt (điều hòa gan, thư uất, dịu nóng).

Bài thuốc: Xích đồng nam (sao vàng) 40g, thanh bì 20g, bạch đồng nữ (sao vàng) 40g, dái nghệ vàng 20g, quả dành dành (sao cháy) 20g, cam thảo dây 16g.

Cách dùng: Các vị sao chế xong, cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc lấy 450ml.
 
5. Thận hư

Khí hư ra trắng, như lòng trắng trứng gà, lâu ngày không hết, sắc mặt sạm tối, đại tiện sền sệt, nước tiểu trong và nhiều, eo lưng đau nhiều, bụng dưới đau, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm tế.

Phép chữa: Bổ thận

Bài thuốc: Khiếm thực (sao vàng) 40g, hà thủ ô (chế) 40g, lộc giác sương (sao vàng) 40g, mẫu lệ (nung kỹ) 40g, đậu đen (sao kỹ) 40g.

Cách dùng: Các vị sao chế xong, sấy khô, tán nhỏ, luyện hồ làm viên, bằng hạt ngô nhỏ. Mỗi lần uống 20g, ngày 2 lần sáng và tối.

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN Thiên đức

Địa chỉ: Phòng 316 - CT36 TOWER  , 326 đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913 079 073

Email:bsphananbvvncb@gmail.com

Thiết kế website: VGROUP