|
0913 079 073
Giảm béo bằng phương pháp cấy chỉ được biết đến trong vài năm gần đây nhưng sự thực phương pháp này có tốt như lời đồn thổi hay lại "tiền mất tật mang"?...
I. Các bài thuốc trừ phong thấp
Thuốc trừ phong thấp chữa các bệnh đau các khớp do viêm nhiễm hay do thoái khớp, đau dây thần kinh, đau các cơ. Y học dân tộc gọi là chứng tý.
Nguyên nhân gây bệnh do các yếu tố phong, hàn, thấp nhiệt nhân chính khí của cơ thể hư nhược, ứ đọng trong cơ thể, kinh lạc, khớp xương và khí huyết không lưu thông gây các chứng bệnh kể trên.
Các bài thuốc được tạo thành do các thuốc trừ phong thấp, tán hàn, thanh nhiệt kết hợp với các thuốc bổ huyết, hoạt huyết, hành khí bổ can thận.
1. Các bài thuốc trừ phong thấp nhiệt:
Thuốc trừ phong thấp nhiệt để chữa chứng thấp khớp cấp, viêm đa khớp tiến triển có sưng, nóng, đỏ, đau.
Bài 1 : BÀI THUỐC CHỮA THẤP KHỚP
Ngũ gia bì |
80g |
Rễ Mía đỏ |
40g |
Rễ cây rung rúc |
80g |
Rễ Mò trắng |
40g |
Rễ cây bươm bướm |
80g |
Cỏ xước |
40g |
Hà thủ ô đỏ |
20g |
Rễ cây roi ngựa |
24g |
Ô dược |
40g |
Tiên hồ Nam |
20g |
Rễ cây Kim anh |
80g |
Tang ký sinh |
24g |
Cách dùng: tán thành bột, cứ 20g thuốc ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm từ 15 ngày - 30 ngày, uống ngày 4 lần, mỗi lần hai thìa cà phê.
Ứng dụng lâm sàng: chữa thấp tim, viêm đa khớp dạng thấp.
Phân tích bài thuốc: Ngũ gia bì, rễ cây Rung rúc, rễ cây Bươm bướm, rễ cây Kim anh, Tang ký sinh, đỏ Xước: rễ cây Roi Ngựa: khu phong trừ thấp. Hà thủ ô đỏ, Mía đỏ, Mò trắng: bổ huyết hoạt huyết. Ô dược: hành khí; cây Chì thiền: giải độc lợi niệu trữ thấp.
Bài 2: BÀI THUỐC CHỮA THẤP KHỚP CẤP
Quế chi |
8g |
Bạch truật |
12g |
Bịch thược |
12g |
Tri mẫu |
12g |
Trích Cam thảo |
8g |
Phòng phong |
12g |
Ma hoàng |
8g |
Phụ tử chế |
8g |
Gừng tươi |
2g |
|
|
Cách dùng: sắc, chia làm hai lần uống trong ngày.
Tác dụng: trừ phong thấp, thanh nhiệt, chữa đau khớp.
Ứng dụng lâm sàng: chữa các khớp sưng, nóng, đau, đỏ, toàn thân sốt (có thể giảm phụ tử chế).
Phân tích bài thuốc: Quế chi ôn thông huyết mạch; Ma hoàng, Phụ tử, Phòng phong, Bạch truật: khu phong, tán hàn, trừ thấp; Tri mẫu: thanh nhiệt. Trong bài Quế chi, phụ tử ôn thông dương khí, Bạch thược, Tri mẫu bảo hộ tâm dịch như vậy là vừa dùng thuốc hàn vừa dùng thuốc nhiệt, vừa dùng dương được, vừa dùng âm được, có Cam thảo điều hòa vị thuốc .
CÁC BÀI THUỐC KHÁC
Nhị diệu tán: Hoàng bá, Thương truật (thành phần bằng nhau) chữa sưng, đau: nóng đỏ các khớp chi dưới. Tán bột uống mỗi ngày hai, ba lần: mỗi lần uống từ 8 - 12g.
Đại tần giao thang: Tần giao 120g, Thạch cao, Cam tháo, Xuyên khung. Đương quy, Độc hoàng, Bạch thược (mỗi vị 80g); Khương hoạt, Phòng phong, Hoàng cầm, Bách truật, Sinh địa, Thục địa, Bạch linh (mỗi vị 40g); Tế tân 20g. Tán nhỏ thành bột, mỗi ngày dùng 40g sắc uống. Chữa: sốt đau dây thần kinh, cử động chân tay khó, đau các khớp có sưng, nóng, đỏ, đau.
2 - Các bài thuốc trừ phong thấp hàn
Thuốc chữa phong thấp hàn dùng để chữa các bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái khớp đau dây thần kinh ngoại biên.
Ngoài các vị thuốc chữa phong thấp là thành phần chủ yếu, vì là bệnh mãn tính nên các bài thuốc còn phối hợp với các thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ can thận v.v . . .
Bài 1: QUYÊN TÝ THANG
Khuông hoạt |
8g |
Phòng phong |
8g |
Xích thược |
12g |
Khuông hoàng |
12g |
Đương quy |
12g |
Trích Cam thảo |
4g |
Gừng |
4 lát |
Đại táo |
3 quả |
Hoàng kỳ |
20g |
|
|
Cách dùng: sắc uống, ngày một thang.
Tác dụng: bổ khí huyết, trừ phong thấp.
Ứng dụng lâm sàng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh, viêm quanh khớp vai (dùng cho các chứng đau từ lưng ra hai tay).
Phân tích bài thuốc: Khuông hoạt, Phòng phong: khu phong trừ thấp; Xích thược, Khuông hoàng, Đương quy: bổ huyết, hoạt huyết; Hoàng kỳ, Cam thảo, Đại táo: bổ khí; Gừng: tán phong hàn.
Bài 2: ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG
Độc hoạt |
8g |
Phòng phong |
8g |
Tang ký sinh |
20g |
Tần giao |
12g |
Tế tân |
4g |
Đỗ trọng |
12g |
Đương quy |
12g |
Đảng sâm |
8g |
Cam thảo |
6g |
Phục linh |
12g |
Quế tâm |
4g |
Bạch thược |
12g |
Xuyên khung |
8g |
Ngưu tất |
8g |
Sinh địa |
8g |
|
|
Cách dùng: sắc, uống làm ba lần trong ngày.
Tác dụng: trừ phong thấp; chữa đau khớp; thần kinh; bổ can thận, bổ khí huyết.
Ứng dụng lâm sàng: chữa đau các khớp và đau dây thần kinh có kèm theo can thận hư và khí huyết hư (chủ yếu các chứng đau từ lưng trở xuống chi dưới).
Phân tích bài thuốc: các thuốc gồm các vị thuốc tại phong thấp chỉ thống như Quế chi, Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Tần giao, Tế tân và các vị thuốc bổ khí huyết: Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo, Bạch thược, Sinh địa, Xuyên khung, Đương quy; các vị thuốc bổ thận: Đỗ trọng, Ngưu tất.
BÀI THUỐC PHỤ:
Tam tý thang: tức là bài Đại hoạt ký sinh thang bỏ Tang ký sinh, thêm Hoang kỳ, Tục đoán có tác dụng như bài trên, nhưng tác dụng bổ mạnh hơn.
II. Các bài thuốc bình can tức phong
Các bài thuốc bình can tức phong để chữa các chứng bệnh gây ra do can phong nội độc như sốt cao co giật, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, động kinh.
Các bài thuốc này có tác dụng trấn kinh, tiềm dương.
Bài 1: TÚC PHONG HOÀN
Sinh đạo |
1,5kg |
Thiên ma |
750g |
Mạch môn |
1,5kg |
Câu đằng |
450g |
Thổ bồi mẫu |
450g |
Cam thao |
300g |
Quy bản |
150g |
Trúc lịch |
150g |
Gừng tươi |
100g |
Thạch cao |
400g |
Cách dùng: tán nhỏ thành bột, trộn với nước gừng, nước Trúc lịch, cho 8 lít nước đun cô đặc làm hoàn hồ, hoàn nước. Trẻ em mỗi ngày dùng 3g, trong 3 ngày: nghỉ 3 ngày lại tiếp tục uống nếu cần thiết.
Tác dụng: thanh nhiệt, bình can túc phong.
Ứng dụng lâm sàng: chữa sốt cao co giật trẻ em, di chứng viêm não.
Phân tích bài thuốc: Thổ hồi mẫu, Trúc lịch: thanh nhiệt trừ đàm, khai khiêu Câu đằng, Thiên ma: tác phong trấn kinh; Thạch cao: thanh nhiệt; Mạch môn, Sinh địa, Quy bản Thạch hộc: dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch.
Bài 2: TRẤN AN TỨC PHONG.
Ngưu tất |
15g |
Huyền sâm |
12g |
Đại giả thạch |
40g |
Thiên môn |
10g |
Long cốt |
40g |
Xuyên luyện tử |
8g |
Mẫu lệ |
24g |
Mạch nha |
12g |
Quy bản |
16g |
Nhân trần |
8g |
Bạch thược |
16g |
Cam thảo |
4g |
Cách dùng: sắc uống
Tác dụng: trấn kinh tức phong.
Ứng dụng lâm sàng: chữa xuất huyết não, co giật.
Phân tích bài thuốc: Long cốt, Mẫu lệ, Đại giả thạch, Quy bản: trấn kinh tiềm dương; Bạch thược, Huyền sâm, Thiên môn: tư âm sinh tân dịch; Xuyên luyện tử, Nhân trần: sơ can giáng hỏa; Mạch nha: tiêu tích; Ngưu tất dẫn huyết xuống dưới; Cam thảo điều hòa vị thuốc
Bài 3: LINH DƯƠNG CÂU ĐẰNG THANG.
Linh dương giác |
4g |
Sinh địa |
16g |
Câu đằng |
12g |
Cúc hoa |
12g |
Lá dâu |
12g |
Bạch thược |
12g |
Bối mẫu |
10g |
Phục thần |
12g |
Cam thảo |
4g |
Trúc nhự |
12g |
Cách dùng: sắc Linh dương giác trước, ngày uống một thang.
Tác dụng: bình can tức phong, chữa sốt cao co giật.
Ứng dụng lâm sàng: chữa sốt cao co giật. Chữa cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt thêm ngưu tất, Bạch tất lệ.
Phân tích bài thuốc: Linh dương giác, Câu đằng: thanh can, tức phong trấn kinh là phong; Tang điệp, Cúc hoa: giúp cho vị thuốc quân thanh nhiệt tức phong là thần; Bạch thược, Sinh địa Cam thảo dưỡng âm sinh tân, Nhu can, Thư càn, Bối mâu, Trúc như thanh nhiệt hóa đàm, Phục thần an thần là tá; Cam thảo điêu hoa là sứ.
BÀI PHỤ: Thiên ma câu đằng ẩm
Thiên ma 12g, Câu đằng 20g, Dạ giao đằng 20g, Thạch quyết minh 32g, Sơn tri 12g, Hoàng cầm 12g, Ngưu tất 16g, Đỗ trọng 12g, ích mẫu 16g, Tang ký sinh 32g, Phục linh 20g.
Tác dụng. bình can tức phong, tư âm thanh nhiệt. Chữa chứng cao huyết áp, nhức đâu, chóng mặt, hoa mắt; liệt nửa người do nhũn não, chảy máu não.