logo-thien-duc.png

Banner4.jpg

Chào mừng bạn đến với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Thiên Đức. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Lịch khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 20 giờ ; Thứ 7, chủ nhật: cả ngày

CÁC CHỨNG ĐAU LƯNG THƯỜNG GẶP

Có rất nhiều yếu tố khiến ta đau lưng, trong đó có một nguyên nhân phổ biến là "chất liệu" của cột sống không giữ được độ bền qua năm tháng, chẳng hạn như thoái hóa sụn và đĩa đệm, xuất hiện từ tuổi 30-40. Phần trong đĩa đệm thì khô, phần ngoài bị nứt nên không còn tác dụng đệm tốt cho đốt sống. Chính trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy đau lưng nhưng không nặng nề. Có hai trường hợp gây đau lưng nặng: - Đĩa đệm không nằm trong hai mặt khớp đốt sống trên và dưới mà thoát ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh, gọi là thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thường gặp nhất là lao động nặng. - Do quá trình lao động, các mặt khớp tiếp xúc với nhau làm tổn thương xương, khiến xương dễ bị giòn, nứt sinh ra các gai xương. Khi các gai này chạm vào dây thần kinh thì sẽ gây đau. Chứng đau lưng mạn tính xuất hiện ở tuổi trên 40. Bệnh nhân đau ngang thắt lưng và vùng hông khiến người còng xuống. Khi đứng lâu, ngồi lâu đều đau, ngủ dậy thấy đau, sau đó cảm giác đau giảm dần trong ngày. Đau tăng khi vận động nhiều hoặc nằm lâu bất động, thay đổi thời tiết. Nguyên nhân là đĩa đệm bị thoái hóa và lồi ra ngoài. Đau lưng cấp thường xảy ra sau những động tác quá mạnh (mang, vác, đẩy, ngã...). Cảm giác đau xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng, đau với cường độ cao một bên đốt sống, cơ cạnh cột sống bị co làm bệnh nhân không đi lại được. Mọi cử động, hắt hơi, thay đổi tư thế đều gây đau. Nguyên nhân là đĩa đệm bị rạn nứt rồi căng phồng, kích thích vào các dây thần kinh ở dọc cột sống. Đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ vùng lưng xuống mông, qua phía sau đùi, xuống cẳng chân tới cổ chân và có thể lan đến các ngón chân. Cảm giác đau như dao đâm, kiến bò, đau nhừ. Nguyên nhân thường là đĩa đệm cuối cùng hay gần cuối cùng thoát ra ngoài. Các phương pháp điều trị đau lưng Người bị đau thắt lưng nên nằm ngửa, người hơi ưỡn, hai gối co. Khi bị đau đột ngột, dữ dội, nên nghỉ ngơi tuyệt đối. Nếu đau mạn tính, dai dẳng, nên hạn chế làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Không nên hoạt động sớm khi cơn đau mới thuyên giảm. Có thể giảm đau bằng cách làm cho người nóng lên: dùng các loại dầu hay thuốc dạng kem bôi ngoài da. Khi cần, có thể sử dụng các dạng thuốc giảm đau kháng viêm hoặc thuốc chống co cơ với sự hướng dẫn của bác sĩ. Phương pháp vật lý trị liệu rất có hiệu quả trong chứng đau lưng, chẳng hạn như xoa bóp, nắn khớp, chiếu tia hồng ngoại, châm tê tại chỗ... Việc áp dụng các phương pháp trên cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Ngoài ra, có thể giảm đau lưng bằng cách dùng áo nịt và đai lưng. Phẫu thuật đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh triệt để và cuối cùng, được áp dụng khi các phương pháp trên không hiệu quả. Để phòng đau lưng, khi làm công việc nội trợ phải dùng dụng cụ làm phù hợp với vóc dáng và cơ thể, dùng xe đẩy khi mua sắm, không đứng lâu, đi lại nhiều. Không nên mặc quần áo ẩm ướt hay quá dày nặng, tránh dùng giày dép cao gót; gót giày phải phẳng và có độ chịu lực tốt, không nên thay đổi giày dép nhiều vì khó quen chân. Trong công việc hằng ngày, cần chọn tư thế thích hợp, mang vác vừa sức, khi cần mang vác nên đeo loại thắt lưng đặc biệt giúp bảo vệ cột sống. Khi ngồi lâu, nên chọn ghế chắc chắn, vừa tầm cao của cơ thể. Khi đứng làm việc, các đồ vật nên để ngang khuỷu tay, tránh tư thế với. Thỉnh thoảng nên giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN Thiên đức

Địa chỉ: Phòng 316 - CT36 TOWER  , 326 đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913 079 073

Email:bsphananbvvncb@gmail.com

Thiết kế website: VGROUP