|
0913 079 073
Giảm béo bằng phương pháp cấy chỉ được biết đến trong vài năm gần đây nhưng sự thực phương pháp này có tốt như lời đồn thổi hay lại "tiền mất tật mang"?...
Đại cương: Phụ nữ phía ngoài bộ phận sinh dục và âm đạo bị ngứa, đau ngứa không chịu nổi hoặc có đới hạ tiết ra nhiều, gọi là Âm Dưỡng.
Nếu nặng hơn sinh ra lở loét, gọi là Âm Sang.
thuộc phạm vi các chứng: Ngứa Âm Đạo, Ngoại Âm Viêm, Âm Đạo Viêm,Viêm Âm Hộ, Viêm Tuyến Bartholin, Mào Gà Âm Hộ, Herpes Âm Hô, Giang Mai Âm Hộ... của YHHĐ.
Nguyên Nhân
Sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương' cho rằng: "Chứng Âm dưỡng đa số do thấp nhiệt sinh trùng, thuộc Can kinh hoá ra".
Trên lâm sàng thường do:
+ Do Can Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, bệnh năng lâu ngày không khỏi hoặc sinh xong sữa ra nhiều quá làm tổn hao tinh huyết khiến cho Can Thận âm hư. Can mạch đi ngang qua bộ phận sinh dục, Thận quản lý tiền âm và hậu âm, nếu Can Thận âm hư, tinh huyết không đủ, âm hộ không được dinh dưỡng, huyết bị táo sẽ sinh phong, phong động gây nên ngứa.
+ Do Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Uất ức, giận dữ làm tổn thương Can, Can uất hóa nhiệt, Can khí sẽ phạm Tỳ, khiến cho Tỳ hư, thấp thịnh. Thấp nhiệt uất kết lại làm tổn thương mạch Nhâm, mạch Đới, đới hạ sẽ ra nhiều, làm ẩm ướt âm bộ, phát ra ngứa.
+ Do Thấp Trọc Tư Sinh: Cơ thể vốn bị Tỳ hư, thấp thịnh, tích lại lâu ngày hóa thành nhiệt, lưu chú ở hạ tiêu, làm tổn thương mạch Nhâm và Đới. Thấp nhiệt uẩn tích sinh ra trọc, hoặc vùng bộ phận sinh dục không khô hoặc âm đạo bị ẩm ướt lâu ngày, thấp trọc sinh ra, gây nên ngứa.
Điều trị
1.Can Thận Âm Hư: Âm hộ khô, sít, ngứa không chịu nổi hoặc da vùng âm bộ biến thành trắng, sưng to hoặc teo lại, vỡ ra lở loét, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu váng, hoa mắt, trời nóng thì ra mồ hôi, lưng đau, gối mỏi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Huyền Tế mà Sác.
Biện chứng: Can Thận âm hư, tinh huyết đều suy, huyết táo sinh phong, phong động sinh ra ngứa. Âm hộ thuộc về Can Thận, vì vậy, âm hộ khô, sít, ngứa không chịu nổi. Phong thịnh thì sinh ra sưng, do đó da vùng âm đạo sưng. Da vùng âm đạo không được nuôi dưỡng thì sinh ra mầu trắng, co rút lại, lở loét. Âm hư sinh nội nhiệt, vì vậy ngũ tâm bị phiền nhiệt. Can dương thịnh thì sốt cao, ra mồ hôi. Thận hư thì lưng đau, gối mỏi. Lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế mà Sác là dấu hiệu Can Thận âm hư.
Pháp: Điều bổ Can Thận, tư âm giáng hỏa.
Phương dược: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm .
Tri bá địa hoàng hoàn |
Thục địa |
24 |
Hoài sơn |
12 |
Sơn thù |
12 |
|
Đan bì |
9 |
Bạch linh |
9 |
Trạch tả |
9 |
Tri mẫu |
10 |
Hoàng bá |
9 |
Bạch tiên bì |
12 |
Hà thủ ô (chế) |
12 |
|
|
2. Can kinh thấp nhiệt: Vùng âm bộ ngứa, đau, đới hạ ra nhiều, mầu vàng như mủ, dính, hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, tâm phiền không yên, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.
Biện chứng: Can kinh có thấp nhiệt rót xuống, làm tổn thương mạch Nhâm, mạch Đới, vì thế đới hạ ra nhiều, mầu vàng như mủ, dính, hôi. Thấp nhiệt thấm ướt thì gây nên ngứa, đau. Thấp nhiệt nung nấu gây nên đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô. Nhiệt nhập vào tâm thần gây nên tâm phiền không yên. Thấp nhiệt làm tổn thương tân dịch vì vậy bị táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác là dấu hiệu Can kinh có thấp nhiệt.
Pháp: Tả Can thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ dưỡng (giảm ngứa).
Phương: Long Đởm Tả Can Thang.
Long đởm tả can thang |
Hoàng cầm |
8 |
Chi tử |
8 |
Qui xuyên |
12 |
|
Sài hồ |
12 |
Mộc thông |
8 |
Cam thảo |
4 |
Sinh địa |
20 |
Long đởm thảo |
6-12 |
sa tiền |
16 |
Trạch tả |
16 |
|
|
3. Thuốc Rửa
Xà sàng tử tán |
Hoa tiêu |
12 |
Xà sàng tử |
15 |
Minh phàn |
12 |
|
Khổ sâm |
12 |
Bách bộ |
12 |
Bạch phàn |
12 |
|
|
Kiêng kị những thức kích thích
Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch.
Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi.
Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường.
Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non.
Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu.
Kiêng ăn quá mặn
Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.
Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là "Tử khí" (khí của con) "Tử thũng" (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.
Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén.
Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.