|
0913 079 073
Giảm béo bằng phương pháp cấy chỉ được biết đến trong vài năm gần đây nhưng sự thực phương pháp này có tốt như lời đồn thổi hay lại "tiền mất tật mang"?...
Hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn cho những người không có tinh trùng mà không cần xin tinh trùng.
Tại hội thảo do Hội Sức khỏe sinh sản TPHCM tổ chức vừa qua, các bác sĩ cho biết tại VN đã có 4 trường hợp có thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) bằng phương pháp ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) có sử dụng tinh trùng phân lập từ mô tinh hoàn trữ lạnh.
Mổ lấy tinh trùng non từ tinh hoàn
Ngoại hình của nam giới như tướng tá bặm trợn, sinh lực khỏe mạnh hay tinh dịch dồi dào không nói lên việc người đó có tinh trùng khỏe hay yếu hoặc bị vô tinh. Xét nghiệm máu, siêu âm... cũng chỉ giúp dự đoán. Để biết chính xác, các bác sĩ phải làm sinh thiết tinh hoàn. Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Như, Trưởng Khoa Nam học – Bệnh viện Bình Dân TPHCM, cho biết có khoảng 2% đàn ông bị vô sinh do không có tinh trùng trong tinh dịch (vô tinh).
Vô tinh có thể là do ống dẫn tinh bị tắc (vô tinh bế tắc) hoặc do tinh hoàn không sản xuất hay sản xuất rất ít tinh trùng (vô tinh không bế tắc). Trước đây, nói tới vô tinh là tuyệt vọng, bệnh nhân được khuyên đi xin con nuôi hoặc lấy tinh trùng vô danh ở các ngân hàng tinh trùng. Nhưng hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn cho những người chồng không có tinh trùng.
Vô tinh không bế tắc, về nguyên nhân có thể là do bẩm sinh như các trường hợp tinh hoàn ẩn hai bên, rối loạn nhiễm sắc thể hoặc do các bệnh lý như quai bị, xơ gan, giãn tĩnh mạch tinh và tác dụng của các chất hại tinh trùng như thuốc lá, rượu, cần sa, tia xạ, sức nóng... Hiện nay, các trường hợp này có thể điều trị được bằng TTTON với kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.
Bác sĩ đang trữ lạnh tinh trùng sau khi được phân lập từ mô
tinh hoàn.
Tinh trùng được mổ lấy ra từ tinh hoàn vì ngay cả khi có kết quả sinh thiết là không có tinh trùng thì vi phẫu thuật vẫn có thể tìm ra một số tinh trùng non trong khoảng 20% - 50% trường hợp.
Để tăng khả năng tìm thấy tinh trùng và tăng tỉ lệ tinh trùng tốt trong tinh hoàn, bệnh nhân nên được điều trị nguyên nhân (nếu có), trong thời gian ít nhất 3 - 6 tháng trước khi tiến hành TTTON, như loại bỏ các chất hại sinh tinh, phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh...
Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp này, bệnh nhân vẫn cần tới TTTON để có con. Tinh trùng phân lập từ mô tinh hoàn được nuôi cấy, sau đó tiêm vào bào tương trứng. Phôi tạo thành được chuyển vào tử cung người vợ.
Phẫu thuật thông đường đi cho tinh trùng
Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Thành Như cho rằng cũng có nhiều trường hợp nam giới vẫn có khả năng sinh tinh nhưng tình trạng vô tinh xảy ra do tinh trùng bị bế tắc. Vị trí tắc có thể là tại các ống xuất (nối từ tinh hoàn tới mào tinh), ống mào tinh, ống dẫn tinh hay ống phóng tinh.
Trong trường hợp vô tinh không bế tắc do giảm tiết các hormone hướng sinh dục FSH và LH - một bệnh hiếm gặp - bệnh nhân thường thấp bé, lông thân thể thưa, không râu, tinh hoàn và dương vật nhỏ như của trẻ 7 - 8 tuổi. Đây là dạng bệnh duy nhất mà việc dùng thuốc có thể giúp bệnh nhân có con được (tiêm liên tục FSH và hCG trong 6 tháng). |
Nếu tắc tại mào tinh, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nối ống dẫn tinh với mào tinh, tỉ lệ có con là 25% - 57%. Đa số trường hợp có tinh trùng trong tinh dịch sau 3 - 6 tháng và khả năng này ngày càng cao. Số lượng và chất lượng tinh trùng cũng cải thiện theo thời gian. Nếu tắc mào tinh kèm theo tắc ống dẫn tinh thì không nối được, bệnh nhân cần làm TTTON với tinh trùng được hút từ mào tinh.
Nếu tắc ống dẫn tinh do triệt sản, bệnh nhân có thể có con lại bằng vi phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh. Nếu tắc tại ống dẫn tinh đoạn trong bụng thì không mổ nối được, bệnh nhân cần làm TTTON với tinh trùng hút từ mào tinh.
Còn tắc tại ống phóng tinh, được điều trị bằng phẫu thuật nội soi (xẻ ống phóng tinh), giúp có tinh trùng trở lại trong tinh dịch ở 65%-70% trường hợp và có con tự nhiên 20%-30%. Bệnh nhân cũng có thể làm TTTON với tinh trùng lấy từ tinh hoàn hay mào tinh.
Theo NLĐ