logo-thien-duc.png

Banner4.jpg

Chào mừng bạn đến với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Thiên Đức. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Lịch khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 20 giờ ; Thứ 7, chủ nhật: cả ngày

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VỀ XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO

Cấu tạo của xương:

Ngoài có màng xương, trong có xương, giữa xương là tuỷ xương. Tuỷ xương là một tổ chức đặc biệt trong đó có hệ thống thần kinh mà mạch máu, hệ thống tuỷ trong xương là để nuôi dưỡng và tái tạo xương. Tuỷ xương còn tham gia tạo tế bào máu, qua đó ta thấy hệ xương khớp rất quan trọng đối với cơ thể.

Thành phần cấu tạo chính của xương là calci và photpho. Nhưng để giúp cho xương tốt, không bị loãng, xương chắc khoẻ thì phải đảm bảo tỷ lệ calci / phốt pho = 1,5.

Nói đến tỷ lệ Ca/P = 1,5 là nói đên vai trò của thận. Thận giúp quá trình đào thải và tái hấp thụ các thành phần trong máu trong đó có calci và photpho. Thận khoẻ, làm việc tốt thì xương tốt, nghĩa là giữ cân bằng được tỷ lệ các thành phần cấu tạo xương trong đó có Ca và P.

Cách đây hàng ngàn năm, người Trung Hoa đã phát hiện ra cấu tạo của cơ thể là Lục phủ, ngũ tạng. Ngũ tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Trong đó tạng Thận có liên quan rất nhiều đến cấu tạo và bệnh lý của xương. Người thầy thuốc Trung Hoa phát hiện chức năng của tạng Thận và Thận chủ cốt (xương tuỷ), nghĩa là mọi chuyện liên quan đến xương cần phải tìm nguyên nhân ở Thận.

Ví dụ: Trẻ em chậm liền thóp, chậm biết đi. Người lớn đau nhức xương, đau lưng, đau cổ hoặc xương dễ gãy (loãng xương) đều phải chữa vào thận.

Nên người xưa đã tìm ra rất nhiều vị thuốc chữa bệnh về xương - xây dựng thành các bài thuốc để chữa bệnh ở thận - Trên cơ sở các vị thuốc, các bài thuốc có sẵn, thầy thuốc Đông y khám bệnh tỷ mỉ rồi thêm bớt các vị cho phù hợp với thực tế bệnh lý của từng người bệnh.

Ví dụ: Đề phòng trẻ còi xương, chậm mọc răng, chậm liền khớp, có thể dùng bài lục vị.

Nếu tuổi trung niên đau nhức xương, cảm giác nóng mỏi trong xương có thể dùng bài Lục vị trên, thêm các vị Đương quy, Xích thược (Gọi là Lục vị quy thược).

Thành phần bài lục vị

Thục địa

Hoài sơn

Sơn thù

Đan bì

Bạch linh

Trạch tả

 

Thành phần bài lục vị thêm

Đỗ trọng

Cầu tích

Ngưu tất

Ba kích

 

Nếu người già đau lưng mỏi gối có thể dùng bài Lục vị thêm:

Nếu cảm thấy nóng nhức trong xương, đau lan xuống chân thì chú ý dùng bài Lục vị cho Thục địa liều cao là 16 - 20 hay 30 gr, Đan bì 12 g, thêm độc hoạt hoặc Khương hoạt, Phòng phong, Quế chi.

Có thể sắc uống cùng bài Lục vị. Liều lượng bài Lục vị, tuỳ tuổi có thể dùng trung bình từ 4 - 12 g. Thục địa, Hoài sơn dùng 12 g thì Sơn thù dùng 8 g, Đan bì 6 g, Bạch linh, Trạch tả 4 - 6 g. Những người có sưng khớp thì liều Bạch linh, Trạch tả có thể dùng tăng tới 8 hoặc 12 g. Các vị thuốc khác liều thường dùng là 4 - 12 g nhưng thầy thuốc phải linh hoạt vận dụng cho từng người bệnh cụ thể.

 

Trên đây là những vị thuốc gợi ý, khi có ý muốn điều trị bằng Đông y, bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc để có hướng dẫn thích hợp về liều lượng phù hợp cho từng đối tượng bệnh, độ tuổi và thể trạng khác nhau./.

GS. TS. Dương Trọng Hiếu (Bác sĩ gia đình - quyển 74)

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN Thiên đức

Địa chỉ: Phòng 316 - CT36 TOWER  , 326 đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913 079 073

Email:bsphananbvvncb@gmail.com

Thiết kế website: VGROUP