logo-thien-duc.png

Banner4.jpg

Chào mừng bạn đến với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Thiên Đức. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Lịch khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 20 giờ ; Thứ 7, chủ nhật: cả ngày

ĐÔNG Y TRỊ CHỨNG ÂM HÃN

Theo Đông y, nguyên nhân sinh bệnh của âm hãn có hai loại là “Thận dương bất túc” và “Can kinh thấp nhiệt”. Những biểu hiện bệnh chứng của hai loại này cụ thể là: Thận dương bất túc: Do cơ thể dương vốn dĩ hư yếu như tương tư hay phòng dục quá mức làm cho thận dương bất túc. Khi dương hư thì âm cũng hư, vậy mồ hôi là dịch của âm, âm thịnh thì bên trong hàn sinh nhiệt. Dương hư thì âm không làm chủ được mồ hôi sẽ theo khí thoát ra gây nên chứng âm hãn. Can kinh thấp nhiệt: Như bình thường thích uống rượu, thích ăn cay, nóng làm cho thấp nhiệt sinh ra ở bên trong và uất lại ở kinh can và rót xuống vùng bộ phận sinh dục mà sinh ra chứng âm hãn. Qua đó ta thấy cách trị liệu từng chứng do nguyên nhân khác nhau phải có phương tương thích từng loại bệnh chứng. Cụ thể là: Trị chứng âm hãn yếu: Biểu hiện như bộ phận sinh dục ra mồ hôi, âm nang ướt lạnh, tay chân lạnh, lưng đau, chân mỏi, tiểu nhiều hoặc dương vật không cương cứng được, di tinh, tảo tiết, tiết tinh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi có vết răng, mạch trầm trì. Vì vậy phép trị cần: Ôn bổ thận dương, ích khí bồi nguyên. Phương thuốc thích hợp cho chứng này là phương “An thận hoàn gia vị” gồm: nhục quế 40g, ba kích (bỏ lõi) 40g, nhục thung dung (ngâm rượu) 40g, phá cố chỉ 40g, bạch truật 100g, sơn dược 120g, phụ tử (bào), tỳ giải 40g, bạch tật lê (sao bỏ gai) 40g, đào nhân (bỏ vỏ và hai đầu nhọn) 40g, phục linh 100g, xuyên ô (bào bỏ vỏ, cuống) 40g. Đây là phương “An thận hoàn” trong “Thái Bình Huệ Dân hòa tễ cục phương”, đã bỏ thạch hộc; dùng nhục quế, ba kích, nhục thung dung và phá cố chỉ để ôn bổ thận dương. Bạch truật, sơn dược, phục linh ích khí kiện tỳ để giữ vững cơ bản của hậu thiên. Phụ tử ôn dương, trợ hỏa, khử nhiệt, tán hàn, hợp với tỳ giải để lợi thấp trọc. Bạch tật lê sơ phong, khứ phong, đào nhân hoạt huyết thông lạc... (theo Trung Y Cương mục). Nhục thung dung. Trị Can kinh thấp nhiệt: Biểu hiện vùng bộ phận sinh dục ra mồ hôi, da dịch hoàn ẩm, hâm hấp nóng, mùi tanh hôi, hông sườn trướng đau, miệng đắng, da thịt đỏ, dương vật mềm yếu, rêu lưỡi vàng bệu, mạch huyền sác. Phép trị là thanh nhiệt, lợi thấp, sơ can, dưỡng huyết. Dùng phương “Thanh nang thang gia giảm” (tùy theo cơ địa của từng người mà sử dụng liều của từng vị thuốc sao cho thích hợp), gồm các vị sài hồ 12 - 24g, hoàng cầm 12 - 20g, khương hoạt 4 - 12g, phòng phong 4 - 12g, xương truật 4 - 12g, ma hoàng căn 3 - 10g, trạch tả 5 - 10g, trư linh 8 - 16g, đương quy 4 -20g, hồng hoa 3 - 8g, mộc thông 3 - 6g, hoạt thạch 10 - 15g, cam thảo 4 - 20g. Đây là phương “Thanh nang thang” bỏ thăng ma, cao bản, thêm mộc thông, hoạt thạch. Trong phương dùng sài hồ, hoàng cầm để sơ can, thanh nhiệt. Dùng khương hoạt, thương truật, phòng phong, ma hoàng căn để khứ phong trừ thấp, chỉ hãn; theo ý “Phong năng thắng thấp”. Trạch tả, trư linh, hoạt thạch, mộc thông để thấm lợi thấp nhiệt. Đương quy, hồng hoa để hoạt huyết điều can. Thương truật, cam thảo để kiện tỳ, táo thấp, nhằm lấy thổ sinh nguồn thấp (theo Trung Y Cương mục).

BS. Hoàng Sơn

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN Thiên đức

Địa chỉ: Phòng 316 - CT36 TOWER  , 326 đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913 079 073

Email:bsphananbvvncb@gmail.com

Thiết kế website: VGROUP