logo-thien-duc.png

Banner4.jpg

Chào mừng bạn đến với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Thiên Đức. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Lịch khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 20 giờ ; Thứ 7, chủ nhật: cả ngày

MÓN ĂN DÀNH RIÊNG CHO QUÝ ÔNG

Do thận khí hư tổn dẫn đến di tinh

 Cháo cật lợn tốt cho đàn ông di tinh.

Biểu hiện: Đau lưng mỏi gối, người mệt nhọc, chân tay lạnh, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngủ hay mơ, di tinh, tim hồi hộp. Dùng các món ăn sau:

Cháo thịt thăn, khởi tử: thịt lợn thăn 200g, khởi tử 20g, đỗ trọng 10g, bạch truật 16g, gia vị vừa đủ. Thịt thăn băm nhỏ nêm gia vị, xào chín, khởi tử, đỗ trọng, bạch truật cho  vào túi vải buộc miệng. Cho túi thuốc vào nồi đổ nước nấu sôi 30 phút rồi lấy túi thuốc bỏ ra ngoài. Cho gạo vào nước đó nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho thịt thăn vào trộn đều nấu thêm ít phút, cho gia vị, ăn nóng. Món ăn có tác dụng bổ thận, cố tinh.

Cháo chim bồ câu, cẩu tích: Chim bồ câu 1con, gạo tẻ 100g, cẩu tích 20g, ngũ gia bì 20g, sơn thù 20g, gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt bỏ nội tạng, băm nhỏ, tra gia vị, xào chín kỹ. Cẩu tích, ngũ gia bì, sơn thù cho vào túi vải buộc miệng lại rồi cho vào nồi nấu sôi 30-40 phút. Sau đó lấy túi thuốc bỏ ra ngoài. Dùng nước thuốc đó cùng gạo nấu thành cháo, cháo chín kỹ thì cho thịt chim vào trộn đều, nêm gia vị ăn nóng. Chim bồ câu: bổ ngũ tạng, bổ tinh tủy. Cẩu tích, ngũ gia bì, sơn thù: bổ thận, bế tinh, cầm cố cửa tinh rất tốt.

Do thần kinh không thư thái, can khí uất kết, can hỏa thiên thịnh sinh ra chứng di tinh

Biểu hiện: Đau tức hạ sườn phải, tiểu đỏ, tiểu ít, váng đầu, ít ngủ, miệng đắng, hoa mắt, tinh thần thiếu tập trung, ngủ hay mơ, di tinh, cơ thể mỏi mệt, ăn kém. Nên dùng những món ăn sau đây:

Thịt vịt hầm - bì chi tử: Thịt vịt 400g, đan bì 16g, chi tử 16g, đan sâm 20g, gia vị vừa đủ, nước đủ dùng. Thịt vịt chặt miếng, ướp gia vị. Đan bì, chi tử, đan sâm cho vào túi vải buộc kín miệng thả vào nồi đổ nước nấu sôi 40-50 phút. Lúc này lượng nước trong nồi chỉ còn vừa đủ, lấy túi thuốc bỏ ra ngoài. Cho thịt vịt vào cùng gia vị hầm nhỏ lửa cho thịt chín mềm, nêm tiếp gia vị mắm muối là được, ăn cùng với cơm trong ngày.

Cháo cật lợn, bạch thược, sài hồ: Cật lợn 1đôi, bạch thược 20g, sài hồ 16g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cật lợn thái mỏng, ướp gia vị. Bạch thược, sài hồ cho vào túi vải buộc kín miệng thả vào nồi đổ nước nấu sôi 40-50 phút, lấy túi thuốc bỏ ra ngoài, cho gạo vào nấu thành cháo. Phi hành mỡ cho thơm rồi cho cật lơn vào xào kỹ rồi cho vào nồi cháo trộn đều, nêm gia vị. Rau thơm, chanh ớt, mì chính... ăn nóng. Một tuần có thể ăn 3-4 lần. Trong bài bạch thược, sài hồ: thư can giải uất, cận lợn: bổ âm. Hợp lại có tác dụng bình can tả hỏa. Người bệnh  hết đau đầu, hết choáng váng, tạo được giấc ngủ sâu. Bệnh nhân mộng tinh do can hỏa thái quá dùng món này rất phù hợp.      

Lương y Trịnh Văn Sỹ

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN Thiên đức

Địa chỉ: Phòng 316 - CT36 TOWER  , 326 đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913 079 073

Email:bsphananbvvncb@gmail.com

Thiết kế website: VGROUP