logo-thien-duc.png

Banner4.jpg

Chào mừng bạn đến với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Thiên Đức. Kính chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Lịch khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 20 giờ ; Thứ 7, chủ nhật: cả ngày

TRỊ BỆNH PHỤ KHOA BẰNG SỮA CHUA

Một tin vui cho chị em phụ nữa là các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra sữa chua có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm âm đạo. Không những là món khoái khẩu của chị em phụ nữ giờ đây sữa chua còn được nhiều nam giới chọn dung bởi vừa ngon, dễ ăn lại có tác dụng điều tiết tiêu hóa, bổ sung canxi. Gần đây, các giáo sư y học của Mỹ tiếp tục khẳng định một số tác dụng của sữa chua với sức khỏe cộng đồng. Ngoài việc làm đẹp da, giảm huyết áp, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể thì hoạt tính của các axit lactic trong sữa chua còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm nhiễm âm đạo và một số bệnh phụ khoa khác. Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy các axit hoạt tính trong sữa chua cho phép phụ nữ duy trì nồng độ pH âm đạo ở mức bình ổn cho phép, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nấm, ngứa, viêm nhiễm niệu đạo. Đó là kết luận sau khi các bác sỹ tiến hành điều trị cho một số phụ nữ bị bệnh phụ khoa mãn tính, mỗi ngày họ tiêu thụ khoảng 200 ml sữa chua mối người, sau một thời gian những phụ nữ có độ pH âm đạo từ 6,0 đến 4,0 (bình thường là 4,0 đến 4,5) đều được cân bằng trở lại đồng thời nguy cơ tái mắc bệnh cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu cũng lưu ý các bạn là mặc dù sữa chua có rất nhiều công dụng hữu ích như vậy nhưng không thể xem nó như một loại thuốc chữa bệnh mà quá lạm dụng. Hãy chỉ coi nó như một loại thực phẩm dinh dưỡng còn với những trường hợp mắc bệnh thì lời khuyên cho bạn là hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và nhận được những chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. (Theo Afamily)

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN Thiên đức

Địa chỉ: Phòng 316 - CT36 TOWER  , 326 đường Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913 079 073

Email:bsphananbvvncb@gmail.com

Thiết kế website: VGROUP