|
0913 079 073
Giảm béo bằng phương pháp cấy chỉ được biết đến trong vài năm gần đây nhưng sự thực phương pháp này có tốt như lời đồn thổi hay lại "tiền mất tật mang"?...
Bệnh có nhiều triệu chứng
Khi đã viêm nhiễm đường tiểu, bệnh nhân sẽ gặp nhiều triệu chứng như: Toàn thân mỏi mệt, sốt, có khi sốt cao và có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn; Đau ở vùng dưới rốn, hai bên hốc chậu của bụng, đau lưng, đau dữ dội ở hốc lưng và vùng hạ sườn; Đau rát khi “gần gũi”; Tiểu khó, tiểu cảm thấy đau, buốt, đi tiểu nhiều lần, tiểu đục, đi tiểu vặt, thậm chí còn có máu...
Khi mới phát hiện, viêm nhiễm đường tiểu ở mức độ nhẹ và chưa có biểu hiện các triệu chứng như trên thì người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám bác sĩ ngay. Giai đoạn này bác sĩ có thể điều trị ngay trong một vài ngày và điều trị thêm từ 10 đến 15 ngày sẽ khỏi mà không phải lo ngại các biến chứng xảy ra.
Rèn luyện thói quen phòng bệnh
Hãy uống nhiều nước, khoảng 2 lít hoặc nhiều hơn trong một ngày. Cơ thể càng mỏi mệt, càng cần lượng nước nhiều hơn bình thường. Nước có khả năng vệ sinh bàng quang, tống vi khuẩn khỏi đường tiểu. Có thể ăn uống thêm các loại hoa quả có vitamin C và nhiều nước như cam, bưởi, chanh... sẽ ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.
Gìn giữ vệ sinh cá nhân. Không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm, đặc biệt là bồn nước tắm có xà phòng.
Khi vệ sinh chỗ kín, theo thói quen, nhiều phụ nữ thường thực hiện từ phía sau về trước. Như vậy, vô tình đã mang các vi khuẩn có sẵn ở vùng hậu môn vào lỗ niệu đạo và nhanh chóng gây bệnh.
Chị em nên rèn luyện thói quen đi tiểu đều đặn, trung bình khoảng 2- 3 tiếng một lần, buồn tiểu phải đi ngay, tránh nhịn tiểu vì nước tiểu bị nén lại sẽ là môi trường tốt cho các mầm bệnh sinh sôi và phát bệnh nhanh. Vệ sinh sạch vùng sinh dục trước khi giao hợp và sau mỗi lần giao hợp cần đi tiểu ngay để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang.