|
0913 079 073
Giảm béo bằng phương pháp cấy chỉ được biết đến trong vài năm gần đây nhưng sự thực phương pháp này có tốt như lời đồn thổi hay lại "tiền mất tật mang"?...
Hỏi: Gần đây, có ý kiến rằng những căn bệnh lặt vặt như viêm họng, cảm cúm, răng miệng... có thể làm ảnh hưởng đến tim mạch, nên cần đến bệnh viện khám và điều trị. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nhất thiết phải dùng kháng sinh mà có thể dùng các loại thảo dược và có thể tự điều trị bằng thuốc. Vậy, quan điểm của anh về hai ý kiến trên như thế nào? Có đúng là những căn bệnh trên có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch không? Làm cách nào để bảo vệ tim mạch trước những căn bệnh lặt vặt - vốn vẫn được tự điều trị trên?
Bác sỹ trả lời:
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng, răng miệng, cảm cúm.... như do do viruts, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí, thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… vv. Có đến 80% các trường hợp viêm họng là vi rut, 20% còn lại là vi khuẩn như các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu,.. Trong số các vi khuẩn gây bệnh viêm họng thì nguy hiểm nhất là liên cầu tan huyết nhóm A. Đây là thủ phạm gây các biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận.Về điều trị, phải tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu do nguyên nhân virút, nóng, lạnh thì không cần dùng kháng sinh, chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, giảm ho, chống viêm hoặc dùng các loại thảo dược.Chỉ những trường hợp do viêm họng do vi khuẩn mới phải dùng kháng sinh, hiệu quả nhất là chỉ định kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ. Những triệu chứng điển hình của viêm đường hô hấp trên do nhiễm khuẩn là sốt, đau họng, ho. Bệnh nhân thường sốt cao 39 – 40 độ C, rét run; thấy đau rát họng nhất là khi nuốt. Ho được biểu hiện ban đầu là ho khan rồi ho từng cơn, ho có đờm. Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt là môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, nét mặt bơ phờ mệt mỏi. Để bảo vệ tim mạch trước những căn bệnh lặt vặt- vốn vẫn được tự điều trị trên ta cần chú ý nâng cao sức đề kháng của mình bằng cách: -Uống đủ nước. -Nghỉ ngơi đầy đủ. - Ăn uống dễ tiêu và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể bằng cách nấu thức dễ tiêu hóa, bổ dưỡng, ăn mỗi lần một ít nhưng ăn nhiều lần hơn. -Vệ sinh răng, miệng, họng hàng ngày (đánh răng, súc miệng bằng nước muối loãng) -Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh bụi và khí ô nhiễm, không nên uống nước quá lạnh hoặc nước đá, đặc biệt là những người thường xuyên bị viêm đường hô hấp. -Phát hiện và điều trị kịp thời, dứt điểm các bệnh của họng và bệnh của các cơ quan liên quan đến họng (răng, miệng, mũi, xoang…) để mầm bệnh không có khả năng tồn tại gây bệnh và gây ra các biến chứng. -Không tuỳ tiện dùng thuốc nhất là các loại kháng sinh. Dùng đúng liều, đúng thời gian các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Bác sỹ Trần Trí Tiến
(Câu trả lời đăng trên tạp chí tư vấn tiêu và dùng- Thời báo kinh tế Việt Nam)